CPU Z cung cấp cho người dùng các thông tin chính xác về phần cứng máy tính và các số liệu đo lường về tần suất hoạt động của bộ nhớ thời gian thực. CPU Z có giao diện trực quan, cho phép bạn nắm rõ tình trạng hoạt động và sức khỏe của hệ thống, các dữ liệu có thể được xuất sang dạng văn bản để lưu lại nếu bạn cần. CPU-Z là phần mềm chuyên dụng để kiểm tra chi tiết cấu hình của laptop một cách đầy đủ nhất.
1. CPU Z là gì?
CPU Z là phần mềm kiểm tra CPU, phần cứng máy tính hiệu quả nhất hiện nay. Về cơ bản, CPU Z thu thập các thông tin phần cứng hệ thống, bao gồm CPU, RAM và Card đồ họa, ngoài ra phần mềm cũng hỗ trợ thực hiện benchmark và stress test cũng như chia sẻ thông số kỹ thuật máy tính với cộng đồng CPU Z.
Tải CPU Z – Phần mềm kiểm tra CPU, nhiệt độ máy tính
1.2. Thẻ CPU
Thẻ CPU này sẽ cung cấp cho người sử dụng những thông tin chi tiết nhất về CPU.
Trong đó bạn quan tâm đến các mục sau:
Name: Tên của chip xử lý, ví dụ: Core 2 Duo E6700, Core i3 320M…
Code name: Tên của kiến trúc CPU hay còn gọi là thế hệ của CPU, ví dụ: Wolfdale, Sandy Bridge, Ivy Bridge…
Packpage: Loại chân cắm CPU hay socket, đây là thông số rất quan trọng khi bạn muốn nâng cấp CPU của mình.
Specification: Tên đầy đủ của CPU trên máy của bạn.
Core Speed: Đây là xung nhịp của CPU, hay thường được gọi là tốc độ của CPU.
Level 2: Thông số về bộ nhớ đệm, thông số này càng cao thì CPU càng ít bị tình trạng nghẽn dữ liệu khi xử lý.
Cores và Threads: đây là số nhân và số luồng của CPU. Số này thường là số chẵn và còn được biết đến với cách gọi: CPU 2 nhân, CPU 4 nhân, CPU 6 nhân…
Download NoxPlayer – Phần mềm giả lập Android Nox cho PC
1.3. Thẻ Caches
Ở thẻ Caches này cho phép bạn kiểm tra bộ nhớ Cache của hệ thống về dung lượng và cấp độ, thuộc tính.
L1D- Cache, L1 I-Cache, L2 Cache, L3 Cache: băng thông L1, L2, L3 của CPU, trong đó bộ nhớ Cache L2, L3 càng lớn thì CPU hoạt động càng nhanh.
Phần này dường như không có nhiều thông tin để xem, gần như đã hiển thị hết ở Thẻ CPU, nên bài viết sẽ không đi sâu Thẻ Caches này.
1.4. Thẻ Mainboard
Thẻ này cung cấp thông tin về Mainboard của laptop.
Bạn quan tâm đến các thông tin sau:
Manufacturer: Là tên nhà sản xuất ra mainboard, ví dụ: Gigabyte, Asus, Foxconn, HP…
Model: là tên loại mainboard, ví dụ: G41MDV, 82F2… thông tin này khá quan trọng trong quá trình tìm kiếm driver mà không phải mở máy để xem trực tiếp.
Chipset: Thông tin về chipset trên main, ví dụ: 945, G31, H61…
BIOS: Hiển thị các thông tin về hãng sản xuất, phiên bản và ngày ra phiên bản hiện tại đang dùng của BIOS.
Graphic Interface: Là thông tin về khe cắm card đồ họa trên mainboard, phổ biến nhất hiện nay chỉ có 2 chuẩn là AGP và PCI-Express.
1.5. Thẻ Memory
Thẻ này dùng để xem thông tin về bộ nhớ RAM.
Bạn chỉ cần quan tâm những thông số sau:
Type: Loại RAM hay đời RAM máy đang sử dụng, ví dụ: DDR, DDR2, DDR3…
Size: Tổng dung lượng RAM đang sử dụng trên máy tính của bạn.
Channel: Số lượng RAM cắm trên máy có thể là Single (một RAM) hoặc Dual (2 RAM) hoặc Triple (3 RAM).
DRAM Frequency: Là tốc độ chuẩn của RAM, các loại RAM DDR, DDR2, DDR3, DDR4 thì lấy thông số DRAM Frequency nhân 2, kết quả ra tốc độ Bus của RAM.
1.6. Thẻ SPD
Thẻ này cung cấp thông tin về số lượng khe cắm RAM và thông số của RAM.
Bạn cần quan tâm các thông số sau đây:
Slot #: Đây là phần hiển thị số lượng khe cắm RAM, số slot càng nhiều thì bạn càng có nhiều khe cắm. Thông thường là 2 hoặc 4 khe cắm, tương ứng với Slot #1 -> Slot #4. Mỗi khi sổ xuống chọn 1 slot, phần thông tin sẽ thay đổi tương ứng với thanh RAM đang cắm ở khe đó.
Module Size: Dung lượng RAM ở khe cắm đang xem. Đơn vị là MB (1GB = 1024MB).
Max Bandwidth: Tốc độ băng thông tối đa, đây thực tế là thông số về bus RAM. Bạn chỉ cần đem nhân phần xung nhịp nằm trong dấu ngoặc đơn cho 2, sẽ ra Bus của RAM hiện tại.
Manufacturer: Tên hãng sản xuất RAM.
1.7. Thẻ Graphics
Dùng để xem thông tin về card đồ họa của laptop.
Bạn quan tâm các mục sau:
Display Device Selection: Nếu có nhiều card màn hình, phần này sẽ sáng lên và bạn chọn card tương ứng. Nếu chỉ có 1 card, phần này sẽ mờ đi.
Name: Tên của hãng sản xuất chip đồ họa.
Size: Dung lượng của card đồ họa (đơn vị MB).
Type: Kiểu xử lý, thông số này càng cao thì card màn hình của bạn càng cao cấp và xử lý đồ họa tốt hơn.
1.8. Thẻ About
Thẻ này không quan trọng lắm chỉ để hiển thị thông tin về số hiệu phiên bản đang dùng của phần mềm, đôi khi bạn nên tải về bản mới nhất để có thể kiểm tra chính xác hơn.
Ngoài ra ở phần Tools sẽ cho phép bạn xuất toàn bộ cấu hình ra file text (TXT) hoặc file dạng webpage (HTML).
2. CPU Z có gì nổi bật, đáng chú ý?
Download CPU Z được tích hợp nhiều tính năng hữu ích, trong đó một số tính năng đáng chú ý phải kể đến:
– Kiểm tra các thành phần liên quan đến CPU bao gồm: tên vi xử lý, tên mã, chỉ số TDP tối đa, loại chân cắm CPU …
– Theo dõi xung nhân card màn hình (clock core), xung nhịp (core speed), số nhân, tốc độ dữ liệu được xử lý trong một giây (bus speed), rated FSB, bộ nhớ cache.
– Kiểm tra thông tin nhà sản xuất bo mạch chủ, dòng máy, chipset, LCPIO và chip cầu nam (Southbridge).
– Thông tin phiên bản BIOS và ngày cài đặt.
Download CPU Z – Phần mềm kiểm tra CPU cho PC
– Kiểm tra các thông tin phiên bản giao diện card đồ họa, độ rộng băng thông (link width), side band addressing.
– Kiểu bộ nhớ, kích thước, DC mode, NB frequency, timing (DRAM Frequency, độ trễ, thời gian chu kỳ, thông số command rate).
– Cung cấp các thông tin kích thước module khe cắm bộ nhớ, băng thông tối đa, nhà sản xuất module, số serial number, … .
– Kiểm tra các thông tin Timings Table, độ trễ CAS#, RAS# đến CAS#, tRAS, tRC, command rate, điện áp nuôi CPU.
– Kiểm tra các phiên bản Windows và DirectX.
– Thực hiện benchmark và Stress Test cho CPU (đơn hoặc đa luồng).
– Lưu kết quả ở định dạng TXT hoặc HTML.
Tải CPU Z – Công cụ kiểm tra phần cứng cho máy tính
2.1 Vì sao nên sử dụng CPU Z mà không phải phần mềm nào khác?
Bằng cách tải CPU Z về máy và cài đặt, và bạn có thể dễ dàng theo dõi cũng như khắc phục các lỗi cơ bản liên quan đến CPU, thậm chí là điều chỉnh hoạt động máy tính để đạt hiệu suất tốt nhất.
Bên cạnh đó CPU Z đi kèm giao diện đơn giản, bao gồm các tab khác nhau và rất dễ sử dụng. Người dùng có thể điều hướng và truy cập nhanh, tìm kiếm các thông tin liên quan đến phần cứng, dữ liệu CPU, bộ nhớ cache, đồ họa và các loại bộ nhớ khác.
Đặc biệt phần mềm còn được tích hợp chương trình kiểm tra và cập nhật các phiên bản BIOS và driver mới nhất, hỗ trợ nhiều vi xử lý và chipset khác nhau, …
3. Link tải CPU Z bản mới nhất
3.1. CPU Z Portable
CPU Z Portable là phiên bản nhẹ, không cần cài đặt, người dùng chỉ cần tải về và chạy file .exe, sau đó, mọi thông tin về phần cứng, nhiệt độ CPU cũng sẽ được hiển thị trên giao diện giống với bản cài đặt đầy đủ.
=> Link tải CPU Z Portable ( đang cập nhật )
3.2. CPU Z
CPU Z là phiên bản hỗ trợ hệ điều hành (Windows 10, 8.1, 7). Hiện nay, CPU-Z đã không còn chia các phiên bản 64bit và 32bit riêng biệt nữa mà gộp chung lại, tức là bạn chỉ cần tải một file duy nhất, sau đó chạy setup, phần mềm sẽ tự động nhận dạng và cài đặt vào hệ thống là xong.
Link tải CPU Z
3.3. CPU Z cho Android (APK)
Không chỉ hỗ trợ Windows, mà CPU Z đã có mặt trên hệ điêu hành Android, người dùng có thể cài đặt trực tiếp thông qua CH Play hoặc tải file CPU Z APK về điện thoại Android của mình để kiểm tra thông số phần cứng của thiết bị.
Link tải CPU Z cho Android
Giao diện khi sử dụng trên CPU Z trên Android
Download CPU Z APK
4. Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng CPU Z ?
* CPU Z có làm giảm hiệu suất máy tính?
Công cụ giám sát hệ thống khá nhẹ, không ảnh hưởng đến hiệu suất máy tính cũng như không yêu cầu bất kỳ thành phần phần cứng nào, ngoài quyền Admin và hoạt động trên các hệ điều hành Windows 10, 8.1, 8, 7, Vista, XP và các phiên bản cũ hơn (32-bit hoặc 64-bit).
* CPU Z có phiên bản portable không?
CPU Z bao gồm cả phiên bản cài đặt và phiên bản portable. Với phiên bản cài đặt, bạn có thể xem lại và đồng ý các điều khoản, thay đổi thư mục cài đặt mặc định và tạo phím tắt cho chương trình. Phiên bản portable không yêu cầu cài đặt.
* Giao diện CPU Z khó sử dụng không?
Về giao diện, cửa sổ CPU Z được chia thành nhiều tab khác nhau bao gồm: CPU, Caches, Mainboard, Memory, SPD, Graphics và Bench. Công cụ sẽ tự động thu thập dữ liệu mỗi khi hệ thống khởi động. Ngoài ra có 3 nút ở góc dưới cùng để đóng ứng dụng, hiển thị kết quả và truy cập các công cụ.
* CPU Z có hỗ trợ theo dõi nhiệt độ thiết bị?
Đáng tiếc là CPU Z không có tính năng theo dõi nhiệt độ thiết bị. Nếu quan tâm hoặc cần sử dụng tính năng này, bạn có thể cân nhắc sử dụng HWMonitor, cũng là phần mềm miễn phí của cùng nhà phát triển CPU Z.
* CPU Z có những phiên bản nào?
CPU Z có 2 phiên bản bao gồm CPU Z 32bit và CPU Z 64bit, tùy thuộc vào hệ điều hành bạn đang sử dụng mà có thể lựa chọn phiên bản phù hợp. Hoặc nếu không muốn cài đặt bạn có thể sử dụng CPU Z portable. Ngoài ra, cũng có phiên bản CPU Z apk dành cho người dùng các thiết bị di động Android
5. Các nền tảng hỗ trợ
CPU Z chỉ hỗ trợ và hoạt động trên Windows, Android và không hỗ trợ Mac. Tuy nhiên nếu đang sử dụng Mac, bạn có thể lựa chọn và sử dụng các ứng dụng được thiết kế tương tự CPU Z thay thế như:
– CheckMyMac: phần mềm giám sát và thu thập các thông tin phần cứng Mac bao gồmcác thông tin sử dụng CPU, mức tiêu thụ RAM, sử dụng VRAM, GPU và FANS Rpm.
– MacBooster: tiện ích được thiết kế giúp tối ưu hóa hiệu suất hệ thống, và được tích hợp nhiều công cụ giúp tìm kiếm và loại bỏ các mối đe dọa, phần mềm độc hại cũng như xóa các file bị trùng lặp, … .
– atMonitor: về cơ bản, atMonitor là công cụ giám sát, hiển thị các hoạt động hệ thống macOS trong thời gian thực.
6. Chia sẻ mẹo khi sử dụng CPU Z ?
6.1 Mẹo Kiểm tra cấu hình máy tính nhanh nhất.
Hầu hết các máy tính đều được công khai cấu hình, tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng giữ những thông tin công khai đó hoặc khi cần kiểm tra một máy tính bất kỳ. Hiện có rất nhiều cách hỗ trợ kiểm tra cấu hình PC cũng như laptop khác nhau.
6.2 Mẹo Kiểm tra phần cứng, CPU bằng CPU Z
Sử dụng CPU Z để kiểm tra phần cứng bạn sẽ biết được tên nhà sản xuất, chipset và các thông số về tốc độ… Phần mềm cung cấp các thông tin chi tiết giúp bạn có thể nắm bắt được những thông số cơ bản.
7. Những thông tin mà CPU-Z có thể kiểm tra
- Tên và số hiệu của bộ vi xử lý, tên mã, process, đóng gói, các cấp độ cache.
- Mainboard và chipset.
- Loại bộ nhớ, kích thước bộ nhớ, thời gian và thông số kỹ thuật của mô-đun (SPD).
- Đo thời gian thực của tần số nội bộ từng core, tần số bộ nhớ.
8. Danh sách phím tắt đặc biệt của CPU-Z
- Phím F5: Cho phép lưu ảnh chụp màn hình dưới dạng tệp bmp trong thư mục ứng dụng. Các file được đặt tên là cpu.bmp, cache.bmp, mainboard.bmp và memory.bmp.
- Phím F6: Sao chép trang hiện tại vào khay nhớ tạm.
- Phím F7: Lưu tệp cvf xác thực trong thư mục hiện tại.
- Phím F9: Chuyển đổi giữa các phương thức tính toán đồng hồ CPU.
9. Giới thiệu CPU-Z Vintage Edition
Sau 20 năm ra mắt, CPU-Z giới thiệu thêm tới người dùng phiên bản CPU-Z Vintage Edition để nâng cấp hỗ trợ cho các bộ vi xử lý cổ điển 386, 486, 586 và 686 của mọi thương hiệu. Phiên bản này có thể chạy trên cả Windows 95 và 98 đời cũ.
9.1 Tính năng của CPU-Z Vintage Edition:
Cải thiện chức năng dò tìm các bộ vi xử lý cũ từ 386 đến 686, bao gồm:
- Intel i386 (SX & DX), i486 (SX đến DX4), Pentium (P5 đến Tillamook), Pentium Pro, Pentium II và Pentium III (Katmai đến Tualatin).
- AMD Am386 (SX & DX), Am486 (SX2 đến DX4), Am5x86, K5, K6 (2, 2+ & III) và Athlon (K7 đến Barton).
- Cyrix Cx486DLC, Cx486S, Cx486 (DX đến DX4), 5×86, 6×86 (& MX), MII, MediaGX.
- Và những loại khác: IBM 486SLC/SLC2/BL3, NexGen Nx586, UMC U5S & U5D, Rise mP6, IDT Winchip C6, VIA C3…
CPUZ là một phần mềm miễn phí dựa trên công nghệ dò tìm phần cứng Panopsys. CPU-Z cho phép bạn có được một số thông tin về máy tính của bạn
10. Review – Đánh giá về CPU-Z
Nhìn chung, CPU Z cho phép bạn xem lại tất cả thông tin chi tiết về phần cứng máy tính một cách đơn giản và dễ dàng nhất. Không chỉ có vậy bạn còn dễ dàng xem được xung nhịp, tốc độ quạt chip…
Ưu điểm:
- Kiểm tra thông tin phần cứng nhanh chóng.
- Giao diện thân thiện, dễ sử dụng.
- Là phần mềm miễn phí.
- Có thể kiểm tra bản Update cho BIOS, Drivers.
Nhược điểm:
- Dữ liệu hiển thị không đi kèm giải thích sẽ khó khăn với những người không am hiểu về máy tính.
11. Những phần mềm kiểm tra CPU khác
* CPU Temperature Monitor
Đúng như tên gọi của nó, CPU Temperature Monitor được thiết kế để theo dõi nhiệt độ CPU AMD và Intel. Tính năng theo dõi nhiệt độ CPU trong thời gian thực của phần mềm sẽ hiển thị thông báo cho người dùng trong trường hợp nếu nhiệt độ CPU hoặc phần cứng PC tăng đột ngột.
Một số tính năng nổi bật khác của CPU Temperature Monitor là chạy trên nền background và không làm giảm hiệu suất cũng như tốc độ hệ thống.
* CAM
Phần mềm giám sát PC miễn phí, CAM, có khả năng theo dõi và giám sát nhiệt độ CPU và GPU. Bằng cách tải phần mềm về máy và cài đặt, bạn có thể nhanh chóng biết được các chương trình đang ngốn bao nhiêu dung lượng bộ nhớ, tốc độ mạng, nhiệt độ quạt tản, FPS, … .
* Speccy
Speccy được thiết kế và hoạt động như một chương trình theo dõi nhiệt độ PC trong thời gian thực.
Phần mềm sẽ hiển thị các thông tin phần cứng để người dùng biết được sự cố, nguyên nhân vấn đề bắt nguồn từ đâu và tìm cách khắc phục. Ngoài ra một ưu điểm khác của Speccy là tương thích với hầu hết các hệ thống.
Tải các Phần mềm PC khác: Tải các Phần mềm PC khác: Tải các Phần mềm PC khác:
Chúc các bạn cài đặt thành công.
https://downloadphanmemfull.com/